Nhận định tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng quý III 2019

Lê Đức Quang Tú (tuldq@uel.edu.vn) - Nguyễn Thị Hồng Vân (vannth@uel.edu.vn)
Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng ĐHQG - HCM



Với định hướng kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 14% của ngân hàng nhà nước, quý III năm 2019, toàn hệ thống ngân hàng thương mại cồ phần [1] Việt Nam đã đạt được mục tiêu đề ra, với tăng trưởng tín dụng trung bình đạt 14,06%. Trong đó, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) có vốn nhà nước chi phối là BID, CTG, VCB (gọi chung là ngân hàng TMCP nhà nước) đạt 8,2%, thấp nhất là ngân hàng CTG với 3,9% và VCB cao nhất với 12,1%. Trung bình tăng trưởng tín dụng các ngân hàng TMCP ngoài nhà nước đạt 15,03%, thấp nhất là ngân hàng ABB với -0,1% và TCB tăng trưởng tín dụng cao nhất với 28,4%. Như vậy, nhìn chung, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng TMCP nhà nước thấp hơn tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng TMCP ngoài nhà nước với mức chênh lệch tăng trưởng trung bình của hai nhóm là 7,1%. Nhưng hệ thống ngân hàng TMCP nhà nước có độ tăng trưởng tín dụng ổn định hơn, với độ biến động là 3,4% so với mức 7,3% của các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước (Bảng 1).

Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng cho vay của hệ thống ngân hàng TMCP quý III năm 2019

Nguồn: Vietdata, 2019 

Bên cạnh đó, xét về khía cạnh an toàn cho vay, hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam quý III năm 2019 vẫn duy trì độ an toàn tương đối. So với mức quy định tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đối với nhóm ngân hàng TMCP phải duy trì dưới 80% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, quý III năm 2019, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đạt 95,51%, trong đó, ngân hàng TMCP nhà nước đạt 93,8% và ngân hàng TMCP ngoài nhà nước đạt 95,8%. Mức cho vay của hệ thống ngân hàng đã vượt xa mức quy định của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, so với tỷ lệ nợ xấu mục tiêu theo Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2019, tỷ lệ nợ xấu quý III năm 2019 cho toàn hệ thống vẫn duy trì ở mức dưới 2%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng đạt 1,96%, trong đó các ngân hàng TMCP nhà nước đạt 1,6% và ngân hàng TMCP ngoài nhà nước đạt 2,02%. Từ số liệu trên cho thấy hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam hoạt động tương đối ổn định. Nổi bật là hệ thống ngân hàng TMCP nhà nước, vẫn duy trì tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi dưới 95%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% (Bảng 2). 

Bảng 2: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng TMCP quý III năm 2019

Nguồn: Vietdata, 2019


Nhìn chung, về hiệu quả kinh doanh, hệ thống ngân hàng TMCP nhà nước có hiệu quả hoạt động kém hơn hệ thống ngân hàng TMCP ngoài nhà nước. Thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập toàn hệ thống ngân hàng TMCP đạt 84,57% với biên lợi nhuận đạt 3,29%. Trong đó, ngân hàng TMCP nhà nước có thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập đạt 82,53% và biên lợi nhuận đạt 2,6%; ngân hàng TMCP ngoài nhà nước có thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập đạt 84,91% và biên lợi nhuận đạt 3,41%. Sự chênh lệch giữa hai nhóm ngân hàng chủ yếu do sự khác biệt quy mô hoạt động. Hệ thống ngân hàng TMCP nhà nước có quy mô tài sản vượt xa so với hệ thống ngân hàng TMCP ngoài nhà nước, với trung bình tổng tài sản đạt 1.261 nghìn tỷ đồng và hệ thống ngân hàng ngoài nhà nước có quy mô tài sản trung bình đạt 217,61 nghìn tỷ đồng.

Bảng 3: Biên lợi nhuận của hệ thống ngân hàng TMCP quý III năm 2019

Nguồn: Vietdata, 2019

Với quy mô hoạt động và độ ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn, các ngân hàng TMCP nhà nước ưu tiên phát triển theo định hướng tăng trưởng gắn liền với an toàn và hiệu quả. Nhìn chung, từ kết quả kinh doanh quý 3/2019, có thể thấy thấy so với hệ thống ngân hàng TMCP ngoài nhà nước, ngân hàng TMCP nhà nước hoạt động ổn định và tiết chế nhiều hơn, với mức tăng trưởng tín dụng và biên lợi nhuận thấp, đi kèm với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi và tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức an toàn theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, với quy mô lớn hơn cũng tạo nên sức ì và giảm khả năng mở rộng hoạt động của các ngân hàng này. Mặc dù với giá trị tuyệt đối, dư nợ cho vay của ba ngân hàng TMCP nhà nước đạt 50% giá trị dư nợ cho vay khách hàng của toàn hệ thống.

PHỤ LỤC 
Bảng A: Danh sách các ngân hàng TMCP 

STT

Tên viết tắt

Tên ngân hàng

1

BID

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2

CTG

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

3

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

4

SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

5

STB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

6

MBB

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB)

7

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

8

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

9

VPB

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

10

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

11

HDB

Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank)

12

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

13

TPB

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

14

LPB

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank)

15

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

16

ABB

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)

17

EIB

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

18

MSB

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritimebank)

19

SeaB

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank)

20

BacA

Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank)

21

NamA

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)



[1] Số liệu bao gồm 21 ngân hàng như bảng A phụ lục




Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
 
 
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *