TP HCM sẵn sàng thí điểm những chính sách mới về kinh tế số

PGS.TS Trần Hùng Sơn, Trường ĐH Kinh tế - Luật

Thảo luận tại hội thảo, PGS.TS Trần Hùng Sơn, Trường ĐH Kinh tế - Luật (thuộc ĐHQGTP HCM), nhìn nhận ngành dịch vụ sẽ có đóng góp đáng kể cho kinh tế số TP HCM. 

undefined - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Hùng Sơn, Trường ĐH Kinh tế - Luật

Hiện có khoảng 20% trong tổng việc làm tại khu vực dịch vụ của thành phố tham gia các loại hình dịch vụ quan trọng đòi hỏi kỹ năng cao, thuộc nhóm các dịch vụ đổi mới sáng tạo toàn cầu. 

Đây là một thuận lợi cho TP HCM trong việc phát triển kinh tế số thông qua việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế số. 

Do đó, TP HCM cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, kinh tế số. Cụ thể, thành phố cần quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và đặt hàng các cơ sở đào tạo nhân lực số cho các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế số. 

Ngoài ra, có khoảng 18% tổng việc làm trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ trọng yếu có thể tham gia thương mại, do vậy trọng tâm đào tạo cần đổi mới theo phương hướng tăng cường kỹ năng của người lao động (đặc biệt là các kỹ năng số) và năng lực của doanh nghiệp cũng như cán bộ quản lý. 

Về phương diện đào tạo này, PGS.TS Trần Hùng Sơn đặt ra một số câu hỏi cho TP HCM để nghiên cứu tìm câu trả lời. Đó là chính sách nào để thúc đẩy đào tạo nhân lực số cho các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế số? làm thế nào để khuyến khích sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng lao động để tăng cường đào tạo nhân lực số, kỹ năng số cho người lao động? cơ quan nào sẽ thúc đẩy chương trình hợp tác này và nguồn lực việc triển khai đào tạo này là từ đâu?

Về phương diện công nghệ, PGS.TS Trần Hùng Sơn cho biết kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp dịch vụ trọng yếu tại TP HCM có ứng dụng côngnghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều trên mức 40%. 

Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vẫn còn thấp. Do vậy, TP HCM cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. 

Để làm được điều này, sẽ hữu ích khi tìm câu trả lời cho một số câu hỏi quản lý đặt ra: chính sách và công cụ tài chính nào để hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp nâng cấp năng lực thông qua việc áp dụng công nghệ số? các công cụ chính sách nào thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, kiến thức hơn nữa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các công ty đa quốc gia và công ty công nghệ?

https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hcm-to-chuc-hoi-thao-thuc-day-kinh-te-so-phat-trien-ben-vung