Ngân hàng SCB: Nhìn thấy gì từ sở hữu chéo?

NGÂN HÀNG SCB: NHÌN THẤY GÌ TỪ SỞ HỮU CHÉO?

Hồ Hữu Tín, Nguyễn Thành Đạt, Lê Đức Quang Tú

 

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đóng góp khoảng 16-18% GDP. Khi có vấn đề xảy ra với một ngân hàng sẽ để lại hệ lụy rất lớn, đơn cử, chỉ riêng tổng số tiền thiệt hại của SCB công bố đã bằng khoảng 7.54% GDP Việt Nam năm 2022. Hưởng ứng lời phát biểu của Thủ tướng Chính phủ “Không chấp nhận mô hình tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”, đây là lúc cần xem xét sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

 

 

Không phải lần đầu

 

Trong đại án Vạn Thịnh Phát, hầu hết các tờ báo đều giật tít việc bà Trương Mỹ Lan thâu tóm hơn 90% vốn cổ phần Ngân hàng SCB. Mặc dù, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 2010 không cho phép cổ đông cá nhân sở hữu quá 5%, và tổng sở hữu của cổ đông và người liên quan không quá 20%, bà Lan đã sử dụng người quen đứng tên hộ các cổ phần, khiến SCB bị chi phối bởi một nhóm có mối quan hệ mật thiết, dẫn đến lũng đoạn, thao túng hoạt động ngân hàng.

 

Thực ra, đây không phải là một tình tiết quá bất ngờ, trong quá khứ đã từng xảy ra nhiều vụ việc tương tự. Sở hữu chéo trong ngành ngân hàng đã kéo dài hàng chục năm nay, biểu hiện qua mối quan hệ phức tạp và đa dạng giữa các cổ đông. Thông thường, một nhóm cổ đông (thường là các doanh nghiệp địa ốc) liên kết sở hữu trên 51% cổ phần, tạo lập mạng lưới quyền lực mềm để thao túng hoạt động ngân hàng. Sở hữu chéo có thể mang lại lợi ích nếu vốn được sử dụng hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn cho nền kinh tế, biến ngân hàng thương mại thành công cụ tài chính cho các doanh nghiệp cổ đông, làm lệch hướng dòng vốn khỏi nền kinh tế thực.

 

Cách đây 10 năm, những người đứng sau Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GP Bank), Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank), trong đó cũng có những “đại gia bất động sản”, cũng lách được luật giống như bà Trương Mỹ Lan, nhờ những người thân tín nắm giữ 70- 80% cổ phần rồi thao túng, rút ruột các ngân hàng cho mục đích riêng, dẫn đến ngân hàng bị âm vốn. Điều này đã khiến Ngân hàng Nhà nước phải mua lại ba ngân hàng với giá 0 đồng để đảm bảo chi trả tiền gửi cho người dân, tránh xảy ra hiện tượng rút tiền ồ ạt (bankrun), gây sụp đổ nền kinh tế. Dẫu nhiều năm trôi qua, truyền thông cho rằng đến tận bây giờ nhà nước vẫn “đèo bòng chữa trị tốn kém” chưa hết hậu quả của sự kiện này.

...........

Nguy cơ vẫn còn đó

........

Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

https://tiasang.com.vn/dien-dan/ngan-hang-scb-nhin-thay-gi-tu-so-huu-cheo/